Lịch sử và truyền thuyết Bún Mạch Tràng

Theo nhiều cơ quan báo chí tại Việt Nam, truyền thuyết về bún Mạch Tràng bắt nguồn từ việc trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ ăn hỏi công chúa Mỵ Châu, người đầu bếp đã làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Vì quá hốt hoảng nên anh ta vội vàng nhấc chiếc rổ lên và thấy bột gạo đã kết thành những dây dài màu trắng. Tỏ ra tiếc của và không biết làm gì, anh ta bèn cho sợi bột trắng đó vào xào với rau cần, làm món ăn lót dạ dâng vua An Dương Vương. Khi món ăn được dâng lên, vua An Dương Vương tỏ ra thích thú khi thấy trên bàn tiệc xuất hiện một món ăn lạ nên hết lời khen ngợi. Từ đó, món bún xào rau cần trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn đãi khách của nhà vua.[3][4][5] Theo Sở Văn hoá và thể thao Hà Nội, thời kì An Dương Vương, gạo để nấu cơm cho vua và làm bún là từ giống lúa Mạch được vua An Dương Vương mang từ Phú Thọ về và dạy cho dân chúng trồng, vì thế nên tên làng được đặt là Mạch. Sau này, thời vua Ngô Quyền đã chọn làng Mạch để mở trường học Quốc gia, nên gọi là Mạch Trường, dân gian nói lái là Mạch Tràng và thành tên gọi của làng từ đó đến nay.[6]

Cũng theo truyền thuyết trên, bún Mạch Tràng trở thành món ăn đặc sản của vùng Cổ Loa; được dâng cúng hằng năm vào dịp lễ hội đền Cổ Loa (ngày 6 tháng giêng âm lịch), hay ngày 13 tháng 8 (ngày ăn hỏi công chúa Mỵ Châu).[7] Người làng Mạch Tràng cũng lấy làm "tự hào" vì nguồn gốc của sợi bún của làng mình gắn liền với truyền thuyết này.[3][8]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bún Mạch Tràng http://langngheviet.com.vn/nghe-lam-bun-mach-trang... http://www.doanhnhanhoinhap.vn/lang-bun-san-xuat-b... http://sovhtt.hanoi.gov.vn/thom-ngon-soi-bun-mach-... http://thegioidisan.vn/vi/ve-co-loa-an-bun-mach-tr... https://web.archive.org/web/20190912234943/http://... https://web.archive.org/web/20210117065317/http://... https://web.archive.org/web/20230511131902/https:/... https://web.archive.org/web/20230511131902/https:/... https://web.archive.org/web/20230511131905/http://... https://web.archive.org/web/20230511131905/https:/...